
Creative Agency là gì? Và các bộ phận của Creative Agency hoạt động ra sao? Mời bạn cùng REIKA tìm hiểu qua bài viết này.
Nguồn: Internet
Quảng cáo là gì? Tại sao lại có Creative Agency?
“Nếu bạn nghĩ vai trò của quảng cáo là bán hàng cho những người không có nhu cầu mua chúng, thì quả thật quảng cáo không hiệu quả đâu.
Nếu bạn lý tưởng hóa vai trò của quảng cáo là làm cho người ta đổ xô đi mua hàng khi người ta không nghĩ sẽ mua chúng, thì, không, quảng cáo cũng không hiệu quả đâu.
Vậy bạn định nghĩa quảng cáo thế nào đây?
Để tôi nói thiển ý cá nhân của mình nhé.
Với tôi, quảng cáo tạo cho khách hàng của tôi có lợi thế khác biệt so với đối thủ.
Nếu bạn đang muốn mua xe hơi, tôi có thể sẽ khiến bạn phải mua thương hiệu tôi quảng cáo.
Nhưng, nếu, ngay từ đầu, bạn không muốn mua xe, không nằm trong thị trường mua xe.
Làm sao tôi có thể khiến bạn mua xe khi bạn không mảy may nghĩ đến việc mua xe.”
Đây là một trích đoạn trong cuốn “Ngấu nghiến nghiền ngẫm” của Dave Trott, một huyền thoại quảng cáo đến từ xứ sở sương mù – Anh quốc.
Còn theo anh Hồ Công Hoài Phương, Strategic Planning Director của Dentsu Alpha, đã viết trong bài “Vai trò của quảng cáo” như sau:
“Có hai dạng quảng cáo chính.
Một là loại thuyết phục, kiểu như tôi tốt hơn đối thủ, tôi đẹp hơn, tôi có cá tính hơn. Hãy mua và làm bạn với tôi. Hãy yêu tôi.
Loại thứ hai là làm cho nó phổ biến. Nghĩa là làm cho người ta nhớ đến nó, dễ dàng thấy nó, khiến cho công chúng nói về nó.
Và quảng cáo cho thương hiệu không nên là loại thứ nhất. Lưu ý là quảng cáo thương hiệu, chứ không phải quảng cáo sản phẩm.
Mục đích của quảng cáo thương hiệu là làm cho thương hiệu trở nên phổ biến hơn, dễ thương hơn, quen thuộc hơn, dễ nhớ hơn, người ta thích nói về nó hơn mà không cần phải thuyết phục nhiều về những gì hay ho của nó.”
Nói chung, quảng cáo là một trong 4P căn bản của Marketing (nằm trong Promotion) nhưng lại hoàn toàn khác với 3P còn lại (Product, Price, Place). Quảng cáo vừa là nghệ thuật vừa là khoa học, nên không thể ứng dụng cách suy nghĩ 1 + 1 = 2 vào quảng cáo được.
Từ đó agency ra đời, như một sự chuyên môn hóa của một nhóm người nghĩ khác, làm khác với các marketers.
Thế các bộ phận trong Agency là gì và hoạt động ra sao?
Trong một công ty quảng cáo thường có 4 bộ phận chính:
Nguồn: Internet
(trích bài giảng khóa Account Management – AIM Academy)
– Bộ phận Quản trị dịch vụ khách hàng – Account Management department. Các vị trí thường gặp trong bộ phận này: Account Intern, Account Executive, Senior Account Executive, Account Manager, Senior Account Manager, Account Director, Group Account Director, Head of Client Services.
– Bộ phận Sáng tạo – Creative department. Các vị trí thường gặp trong bộ phận này: Copywriter, Content Writer, Visualizer, Designer, Art Director (*), Associate Creative Director (ACD) (**), Creative Director, Executive Creative Director (***).
Nguồn: Internet
(*) Art Director tạm dịch là “chuyên viên định hướng thẩm mỹ”, chữ Director nghĩa là Direction Person – giống với Director trong Film Director (đạo diễn) chứ không mang ý nghĩa cấp bậc.
(**) Associate Creative Director là cấp bậc sáng tạo không-biên-giới, không phân biệt art-based hay copy-based – nói chung làm gì cũng được. Thường mất khoảng 8-10 năm để đạt đến vị trí này.
(***) Executive Creative Director – “trùm cuối” về sáng tạo trong một agency quảng cáo, nằm quyền sinh sát trong tay (cả về idea lẫn nhân sự).
– Bộ phận Sản xuất – Production department. Các vị trí thường gặp: Junior Producer, Producer, Senior Producer.
– Bộ phận Hoạch định chiến lược – “Strategic Planning”/”Planner/Account Planning”. Các chức danh thường gặp: Associate Planner, Planning Manager, Planning Director, Head of Planning.
Nguồn: Internet
Quy trình làm việc của một agency điển hình ra sao?
Quy trình làm việc của các bộ phận trong một công ty quảng cáo được mô tả theo sơ đồ sau:
Nguồn: AIM Academy
Các bước chi tiết:
(1) Client brief: Nhận yêu cầu từ khách hàng.
(2) Creative brief: Chuyển thể thành bản Tóm tắt yêu cầu sáng tạo.
(3) Brainstorm Ideas: Phát triển ý tưởng. Đây là một giai đoạn thú vị nhất trong dự án.
(4) Review internally: Xem xét nội bộ, đây là lúc chốt lại ba ý tưởng tốt nhất để thuyết trình cho khách hàng.
(5) Write Proposal: Proposal trong ngành marketing và quảng cáo có nghĩa là Bản đề xuất, thường dưới dạng PowerPoint để thuyết trình các giải pháp của công ty quảng cáo cho khách hàng.
(6) Present ideas/plans: Thuyết trình kế hoạch và ý tưởng. Ý hay mà thuyết trình kém thì cũng thất bại.
(7) Revise & Represent: Nhận phản hồi, điều chỉnh và thuyết trình lại.
(8) Raise quotation: Đề xuất và bảo vệ ngân sách. Bán được ý tưởng đã khó, bán được đề xuất ngân sách để làm tốt nhất càng khó hơn.
(9) Pre-Production: Họp tiền sản xuất. Sau khi chốt ngân sách, hai bên (khách hàng và công ty quảng cáo) sẽ họp với các đơn vị sản xuất để lên kế hoạch thực hiện.
(10) Production: Tiến hành sản xuất.
(11) Launch: Ra mắt sản phẩm. Đây chính là lúc công ty quảng cáo và khách hàng thấy kết quả của mình phủ sóng ở khắp các mặt trận như (tivi), báo chí, ngoài phố (OOH – quảng cáo ngoài trời)…
(12) Monitor/Report: Theo dõi doanh thu và báo cáo kết quả.
Biên tập bởi REIKA.